Chuẩn đầu ra ngành Dược

CHUẨN ĐẦU RA VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM NGÀNH DƯỢC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y – DƯỢC CỘNG ĐỒNG

Tên ngành, nghề: Dược

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Mã ngành, nghề: 6720201

Hình thức đào tạo:  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người Dược sĩ trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

1.2. Các mục tiêu cụ thể

Kiến thức

– Trình bày được vị trí, ý nghĩa, nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, ngoại  ngữ, tin học;

– Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản về vi sinh – kí sinh trùng, giải phẫu sinh lý, bệnh học, hóa học (vô cơ, hữu cơ, hóa phân tích), thực vật vào chuyên môn dược.

– Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng của lĩnh vực Dược trong hệ thống y tế Việt Nam.

– Trình bày và vận dụng được  một số nội dung cơ bản của Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược;

– Trình bày được những đặc điểm chính về dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm trong Danh mục thuốc thiết yếu;

– Trình bày được tên Việt Nam, tên khoa học, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến sơ bộ, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng của 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu;

– Phân tích được vai trò các thành phần trong công thức thuốc;

– Phân biệt được các dạng bào chế và hướng dẫn sử dụng các các dạng bào chế;

– Mô tả được quy trình sản xuất một số dạng thuốc quy ước (thuốc bột, thuốc cốm, viên nén, viên nang, thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm);

– Phân tích được quy trình quản lý điều hành tổ sản xuất và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng;

– Trình bày quy định lấy mẫu, lưu mẫu kiểm nghiệm; hủy mẫu kiểm nghiệm và các quy định về môi trường kiểm nghiệm;

– Liệt kê được các chỉ tiêu và mô tả được phương pháp thử trong kiểm nghiệm các dạng bào chế quy ước và nguyên liệu làm thuốc.

– Trình bày hệ thống quản lý chất lượng thuốc tại Việt Nam và các quy định đảm bảo chất lượng

– Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (bao gồm: GMP, GSP, GPP, GLP) trong thực hành nghề nghiệp

– Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

– Trình bày được các quy định về sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

– Phát hiện được các tương tác thuốc thường gặp và đưa ra biện pháp hạn chế tương tác bất lợi;

– Phân tích được được chế độ sử dụng thuốc phù hợp cho từng đối tượng cụ thể: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú …  và các ca lâm sàng từ đó có tư vấn hợp lý.

– Trình bày và vận dụng được các khái niệm, các quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược, Marketing dược trong hành nghề;

Kỹ năng

– Giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng;

– Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán với ngôn ngữ, cách thức và thời lượng phù hợp;

– Soạn thảo được văn bản, lập biểu mẫu trên Word, Excel,  PowerPoint, Sử dụng được phần mềm quản lý nhà thuốc. Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ban hành 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Sử dụng được ngoại ngữ giao tiếp cơ bản;  giao tiếp với khách hàng để xử lý các tình huống thông thường trong bán lẻ thuốc; viết được các báo cáo, thư điện tử đơn giản liên quan đến chuyên môn, đọc hiểu tài liệu chuyên ngành đơn giản. Đạt trình độ Tiếng Anh bậc 2 theo quy định Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban  hành ngày 24/01/2014 về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của  Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các ngoại ngữ khác tương đương.

– Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm  và 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý;

– Sản xuất, pha chế được một số dạng thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;

– Phân công công việc, giám sát công việc thực hiện của từng thành viên trong tổ sản xuất, kho thuốc, quầy thuốc;

– Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, nguyên liệu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

– Lấy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiểm nghiệm theo đúng quy định

– Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

– Kiểm nghiệm được một số dạng thuốc, dược liệu cơ bản theo tiêu chuẩn Dược Điển;

– Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm theo đúng quy định;

– Hủy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo đúng quy định;

– Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản;

– Giám sát được quá trình sản xuất theo đúng quy định;

– Chẩn đoán được những bệnh thông thường dựa vào quá trình khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân;

– Xác định được các tình huống cần có sự tư vấn của dược sỹ hoặc bác sỹ;

– Tư vấn, lựa chọn, lấy hàng, ra lẻ, tính tiền, nhận tiền và hướng dẫn sử dụng được các thuốc cơ bản đảm bảo an toàn-hiệu quả-hợp lý;

– Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy định;

– Lập được chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc;

– Mua, nhập và kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy trình;

– Giao, gửi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

– Xử lý được thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế trả về hoặc thu hồi;

– Kiểm tra, kiểm soát thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;

– Lập được kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;

– Thu thập và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR)

Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự học 

– Tuân thủ các nguyên tắc, qui trình thao tác chuẩn (SOP), GPs và ISO trong lĩnh vực dược phẩm;

– Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

– Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng các trang thiết bị trong ngành dược;

– Chịu trách nhiệm quá trình kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

– Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, cấp phát, bán thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất;

– Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, mua sắm, cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm an toàn, hợp lý, hiệu quả;

– Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm;

– Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác;

– Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo qui định của pháp luật, trung thực, khách quan; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, tích cực, chủ động trong làm việc nhóm;

– Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.;

– Hướng dẫn giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ;

– Học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và ứng dụng kiến thức đã học trong hành nghề.

– Sẵn sàng tham gia các hoạt động đào tạo phù hợp với năng lực khi được yêu cầu.

– Chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng từ đồng nghiệp, môi trường làm việc, sách báo, internet.

– Có năng lực để tham gia học liên thông lên đại học để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đápứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp.

  1. 2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cao đẳng Dược, sinh viên sẽ làm việc trong các cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, Viện kiểm nghiệm, trung tâm kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm…); cơ sở sản xuất, kinh doanh Dược … của nhà nước hoặc tư nhân tại các vị trí sau:

– Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

– Đảm bảo chất chất lượng;

– Bán lẻ thuốc;

– Chủ quầy thuốc;

– Nhân viên kho dược và vật tư y tế;

– Thủ kho dược và vật tư y tế;

– Kinh doanh dược phẩm;

– Nhân viên sản xuất thuốc;

– Tổ trưởng sản xuất thuốc;

– Công tác dược tại cơ sở y tế.

Bài viết liên quan